Nhân khẩu New_Zealand

Dân số lịch sử của New Zealand (đen) và các dự kiến tăng trưởng (đỏ).
Bài chi tiết: Nhân khẩu New Zealand

Tôn giáo tại New Zealand (2013)[118]

  Công giáo Roma (12.61%)
  Anh giáo (11.79%)
  Trưởng Nhiệm (8.47%)
  Các hệ phái Kitô khác (15.14%)
  Hindu (2.11%)
  Phật giáo (1.50%)
  Hồi giáo (1.18%)
  Tôn giáo khác (1.53%)
  Không xác định (4.44%)
  Không tôn giáo (41.92%)

Tính đến tháng 6 năm 2016, dân số New Zealand ước tính đạt 4,69 triệu và gia tăng với tốc độ 2,1% mỗi năm.[119] New Zealand là một quốc gia chủ yếu mang tính đô thị, với 72% cư dân sống tại 16 khu vực đô thị chính và 53% cư dân sống tại bốn thành phố lớn nhất: Auckland, Christchurch, Wellington, và Hamilton.[120] Các thành phố của New Zealand thường được xếp hạng cao trong các đánh giá đáng sống quốc tế. Tuổi thọ dự tính của người New Zealand vào năm 2012 là 84 năm đối với nữ giới, và 80,2 năm đối với nam giới.[121] Tuổi thọ dự tính khi sinh được dự báo tăng từ 80 năm đến 85 năm vào 2050 và tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh được dự kiến giảm.[122] Tỷ suất sinh của New Zealand là 2,1, tương đối cao so với một quốc gia phát triển, và sinh sản tự nhiên đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng dân số. Do đó, New Zealand có cơ cấu dân số trẻ so với hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa, với 20% cư dân New Zealand 14 tuổi hoặc trẻ hơn.[123] Đến năm 2050, dân số được dự báo tăng đến 5,3 triệu, tuổi trung bình tăng từ 36 lên 43 và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên tăng từ 18% lên 29%.[122]

Một nữ giới người Maori mặc áo lông chim kiwi, năm 1913

Trong điều tra nhân khẩu năm 2013, 74,0% cư dân New Zealand được xác định là dân tộc Âu, và 14,9% là người Maori. Các dân tộc chính khác gồm người châu Á (11,8%) và người Thái Bình Dương (7,4%).[124][n 2] Cư dân trở nên đa dạng hơn trong các thập niên gần đây: Điều tra nhân khẩu năm 1961 cho thấy rằng dân cư New Zealand gồm 92% là người châu Âu và 7% là người Maori, còn các dân tộc thiểu số châu Á và Thái Bình Dương chia sẻ 1% còn lại.[125]

Công dân New Zealand thường được gọi không chính thức là "Kiwi" trong cả tầm quốc tế[126] và địa phương.[127] Từ mượn Pākehā từ tiếng Maori được sử dụng để chỉ những người New Zealand có huyết thống châu Âu, song những người khác bác bỏ tên gọi này.[128][129] Ngày nay, từ Pākehā ngày càng được sử dụng nhiều để chỉ toàn bộ người New Zealand không có huyết thống Polynesia.[130]

Người Maori là dân tộc đầu tiên đến New Zealand, tiếp theo họ là những người châu Âu định cư ban đầu. Sau khi thuộc địa hóa, những người nhập cư chủ yếu đến từ Anh Quốc, Ireland và Úc do các chính sách hạn chế tương tự như chính sách Úc da trắng.[131] Cũng có một lượng đáng kể người Hà Lan, Dalmatia,[132] ÝĐức, cùng với những người châu Âu nhập cư gián tiếp từ Úc, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, và Nam Phi.[133] Sau Đại khủng hoảng, các chính sách được nới lỏng và người nhập cư tăng tính đa dạng. Năm 2009–10, Cơ quan nhập cư New Zealand phê chuẩn mục tiêu chấp thuận hàng năm 45.000–50.000 thường trú nhân, tức mỗi năm có một người nhập cư mới trên 100 người New Zealand.[134] Trên 25% cư dân New Zealand sinh tại hải ngoại, với đa số (52%) sống tại khu vực Auckland. Vào cuối thập niên 2000, châu Á vượt qua Anh Quốc và Ireland trong tiêu chí nguồn nhập cư hải ngoại lớn nhất; theo điều tra nhân khẩu năm 2013, 31,6% cư dân New Zealand sinh tại hải ngoại là được sinh tại châu Á (chủ yếu là tại Trung Quốc, Ấn Độ, PhilippinesHàn Quốc), trong khi 26,5% được sinh tại Anh Quốc và Ireland. Úc, các đảo Thái Bình Dương, và Nam Phi cũng là những nguồn nhập cư đáng kể.[135]

Tiếng Anh là ngôn ngữ chiếm ưu thế tại New Zealand, được 96,1% cư dân nói.[136] Tiếng Anh New Zealand tương đồng với tiếng Anh Úc và nhiều người Anh ngữ đến từ Bắc Bán cầu gặp khó khăn với trọng âm.[137] Khác biệt nổi bật nhất giữa tiếng Anh New Zealand và các phương ngôn tiếng Anh khác là các biến đổi trong tiền nguyên âm ngắn: âm "i"- ngắn (như trong "kit") tập trung hướng về âm schwa ("a" trong "comma" và "about"); âm "e" ngắn (như trong "dress") biến đổi hướng đến âm "i"- ngắn; và âm "a"- ngắn (như trong "trap") biến đổi thành âm "e"- ngắn.[138] Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người Maori gặp trở ngại trong việc nói ngôn ngữ của họ trong các trường học và công sở, và ngôn ngữ này chỉ còn là một ngôn ngữ cộng đồng tại vài khu vực hẻo lánh.[139] Tiến Maori gần đây trải qua một quá trình phục hồi,[140][141] và được tuyên bố là một ngôn ngữ chính thức của New Zealand vào năm 1987,[142] và được khoảng 3,7% cư dân nói vào năm 2013.[136] Cũng theo số liệu điều tra nhân khẩu vào năm 2013,[136] tiếng Samoa là ngôn ngữ phi chính thức được nói nhiều nhất (2,2%), tiếp đến là tiếng Hindi (1,7%), "Bắc Trung Quốc" (bao gồm Quan thoại, 1,3%) và tiếng Pháp (1,2%). 20.235 người (0,5%) cho biết họ có khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu New Zealand, nó được công nhận là một trong các ngôn ngữ chính thức của quốc gia vào năm 2006..[143]

Cơ Đốc giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại New Zealand, song xã hội đảo quốc này thuộc hàng thế tục nhất trên thế giới.[144][145] Theo điều tra nhân khẩu năm 2013, 55,0% cư dân xác định tin theo một hoặc nhiều tôn giáo, trong đó có 49,0% tự xác định là tín đồ Cơ Đốc giáo. 41,9% cho biết họ không theo tôn giáo nào (người dân có thể chọn nhiều tôn giáo hoặc không trả lời)[146] Các giáo phái Cơ Đốc chính theo số lượng tín đồ là Công giáo La Mã (12,6%), Anh giáo (11,8%), Trưởng Lão (8,5%) và "tín đồ Cơ Đốc không được phân loại tiếp" (5,5%).[146] Các tôn giáo RingatūRātana (1,4%) có cơ sở trong cộng đồng Maori song có nguồn gốc Cơ Đốc.[147][148] Thay đổi về nhập cư và nhân khẩu trong các thập niên gần đây góp phần vào phát triển của các tôn giáo thiểu số,[149] như Ấn Độ giáo (2,1%), Phật giáo (1,5%), Hồi giáo (1,2%) và Sikh giáo (0,5%).[147] Vùng Auckland thể hiện tính đa dạng tôn giáo lớn nhất trong nước.[147][150]

Các khu vực đô thị lớn nhất của New Zealand
Cơ quan Thống kê New Zealand ước tính tháng 6. 2015[151]
HạngTênVùngDân sốHạngTênVùngDân số

Auckland

Wellington
1AucklandAuckland1.454.30011New PlymouthTaranaki56.300
Christchurch
2WellingtonWellington398.30012WhangareiNorthland55.400
3ChristchurchCanterbury381.80013InvercargillSouthland50.300
4HamiltonWaikato224.00014KapitiWellington41.300
5TaurangaBay of Plenty130.80015WhanganuiManawatu-Wanganui39.400
6Napier-HastingsHawke's Bay129.70016GisborneGisborne35.700
7DunedinOtago117.40017BlenheimMarlborough30.600
8Palmerston NorthManawatu-Wanganui83.50018PukekoheAuckland29.000
9NelsonNelson64.80019TimaruCanterbury28.500
10RotoruaBay of Plenty56.80020TaupoWaikato23.700

Giáo dục

Giáo dục tiểu học và trung học là bắt buộc đối với thiếu niên từ 6 đến 16 tuổi, và đa số nhập học từ 5 tuổi.[152] Có 13 năm học phổ thông và theo học tại trường công được miễn phí đối với các công dân và thường trú nhân New Zealand từ sinh nhật thứ 5 đến khi kết thúc năm sau sinh nhật thứ 19.[153] New Zealand có tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 99%,[123] và trên một nửa dân số từ 15 đến 29 tuổi có một trình độ đại học-cao đẳng.[152] Có năm loại học viện bậc đại học-cao đẳng thuộc sở hữu chính phủ: đại học, đại học giáo dục, trường bách nghệ, đại học chuyên nghiệp, và wānanga,[154] cùng với hệ thống giáo dục tư.[155] Trong dân số thành niên, có 14,2% có bằng cử nhân hoặc cao hơn, 30,4% có trình độ cao nhất là một dạng bằng cấp trung học, và 22,4% không có bằng cấp chính thức.[156] Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD vào năm 2010 xếp hạng hệ thống giáo dục của New Zealand tốt thứ 7 trên thế giới, trong đó học sinh thể hiện đặc biệt tốt năng lực đọc, toán học, và khoa học.[157]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: New_Zealand http://www.budde.com.au/Research/New-Zealand-Telec... http://www.smh.com.au/money/super-and-funds/kiwis-... http://news.theage.com.au/national/world-mourns-si... http://www.science.unsw.edu.au/news/2006/nzmammal.... http://www.library.uq.edu.au/ojs/index.php/fab/art... http://www.abs.gov.au/Ausstats/abs@.nsf/57a31759b5... http://www.dfat.gov.au/aib/history.html http://www.dfat.gov.au/geo/new_zealand/nz_country_... http://www.anzacday.org.au/spirit/spirit2.html http://www.ck/govt.htm#con